12/09/2022 13:32

Phỗng đất bên bờ tuyệt chủng

 

Phỗng đất bên bờ tuyệt  chủng

Mặc dù không nung qua lửa nhưng các sản phẩm phỗng có độ bền tốt, dai chắc.

Do hiệu quả kinh tế đem lại không cao, lại chỉ bán được trong dịp Trung Thu, nhiều gia đình tại Song Hồ đã bỏ phỗng đất để chuyển sang làm hàng mã. Thế nhưng, trong căn nhà nhỏ ở thôn Ðông Khê, ông Phùng Ðình Giáp (70 tuổi) vẫn ngày ngày cần mẫn làm ra những bộ phỗng đất và truyền dạy cho con cháu của mình.

Phỗng đất bên bờ tuyệt  chủng

Nặn phỗng không đòi hỏi kỹ năng tinh xảo, cốt yếu là phải giữ được dáng vẻ thân thuộc, đậm chất dân dã.

“Tôi làm phỗng chẳng bao giờ để ý đến việc bao lâu sẽ xong, cứ ngồi xuống vân vê miếng đất là quên hết tất cả. Có khi tôi ngồi từ sáng sớm, ngẩng đầu lên là trời đã tối rồi”, ông Giáp kể.

Phỗng đất bên bờ tuyệt  chủng

Màu để vẽ phỗng cơ bản là trắng, vàng, xanh, đỏ.

Được biết, một bộ phỗng đất Trung Thu gồm 5 nhân vật với 5 ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Con chim bồ câu thể hiện cho khát vọng hòa bình, tự do. Con rùa gắn với biển cả bao la và sự tích thần Kim Quy - tượng trưng cho sự kiên cường, ổn định. Tượng phỗng người già và em bé hàm chứa sự nối tiếp của đời người, tre già măng mọc. Đặt ở vị trí trung tâm trong bộ năm tượng phỗng là nhân vật phỗng hình Phật mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu sống đức độ, hiền lành, đúng mực.

Phỗng đất bên bờ tuyệt  chủng

Bên cạnh việc làm phỗng đất dân gian với các hình tượng quen thuộc, ông Giáp còn sáng tạo thêm các hình tượng mới để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Để làm phỗng phải đào đất thó ở độ sâu từ 2,5-3m. Sau khi được đào lên, miếng đất sẽ được đập thật nhuyễn rồi sàng cho thật mịn và trộn với bột giấy bản. Phỗng đất sẽ được đem phơi nắng nhiều ngày cho khô, rồi khoác thêm lớp điệp trắng và tô điểm bằng loại màu ở làng Đông Hồ vẫn dùng vẽ tranh, gồm 5 màu tự nhiên ứng với thuyết ngũ hành.

Phỗng đất bên bờ tuyệt  chủng

Hiện nay, nhiều tác phẩm phỗng đất của ông Giáp cũng được đặt tại một số bảo tàng trong thành phố Hà Nội.

“Khách hàng chủ yếu vẫn là những người có niềm đam mê với đồ chơi dân gian. Ngoài ra, tôi còn sáng tạo thêm các hình tượng mới để phù hợp với thị hiếu của khách hàng”, ông Giáp nói.

Làng trăm tuổi làm đồ chơi Trung thu Làng làm đồ chơi trung thu truyền thống tất bật vào vụ Đi tìm món đồ chơi Trung Thu sắp “tuyệt chủng” ở Nam Định

Tags:

Phỗng đất bên bờ tuyệt chủng

phỗng đất

đồ chơi Trung thu

xã Song Hồ

Tin cùng chuyên mục